CHỮA CON CHẬM NÓI BẰNG GIẢI PHÁP CỬA SỔ VÀNG

Written By - 14/12/2023 - View : 281 lượt xem

Con chậm nói, con chưa nói được, con nói ngọng, 2 tuổi mà con chỉ biết “bà bà ê a ê a”, 3 tuổi mà con không tương tác với người đối diện. Đó là những em bé chậm nói mình đã từng gặp.

Chắc hẳn nhiều bố mẹ vẫn vô tình không để ý đến quá trình học nói của con cho đến khi con 2,3 tuổi vẫn không nói được, trong khi các bạn cùng trang lứa đã hát líu lo suốt ngày, thì lúc đó bố mẹ mới tá hỏa đi tìm cách chữa.

Vậy thì tại sao ngay từ khi con còn bé xíu bố mẹ không chủ động quan tâm đến vấn đề học nói của con, mà lại đợi “mất bò mới lo làm chuồng?”

 

Bạn Hải Đăng nhà mình năm nay đã 4 tuổi. Bạn phát triển ngôn ngữ rất tốt, 5 tháng tuổi bạn đã gọi được “bà ơi”, tới 10 tháng bạn bắt đầu nói được nhiều từ đơn, và cả tiếng Anh  nữa, 15 tháng có thể nhớ bài thơ đơn giản, phát âm tiếng Anh chuẩn hơn. Nếu bạn theo dõi mình trên trang cá nhân có thể thấy quá trình phát triển ngôn ngữ của Hải Đăng.

Và tất nhiên khi con thông minh ngôn ngữ, sẽ giúp con thông minh cả ở nhiều phương diện khác nữa. Con nói sớm, hiểu chuyện sớm, nhận biết nhiều sự vật xung quanh hơn, dễ dàng tiếp nhận được nhiều tri thức hơn, dễ dàng học một ngoại ngữ mới. Và tất nhiển rồi khi đi học sẽ tiếp thu nhanh hơn.

Nhìn Hải Đăng nhà mình, con nói sớm nên hiểu chuyện rất sớm. Khi con 12 tháng tuổi, tuy con chưa biết nói “mẹ cho con đi vệ sinh”, nhưng khi muốn đi vệ sinh là con biết cầm tay mẹ để vào đít con thế là mẹ hiểu “con buồn đi vệ sinh rồi”. Nên từ 12 tháng tuổi trở đi Hải Đăng rất ít khi ị đùn!

Tất cả những thứ đó không phải do ngẫu nhiên mà có. Đều nhờ quá trình mình áp dụng phương pháp giúp con nói sớm trong khóa học Cửa Sổ Vàng của thầy Nguyễn Duy Cương.

Dưới đây là những điều mình đã áp dụng cho con:

1. Tuyệt đối KHÔNG cho xem TV, điện thoại.

Nhà mình khá quán triệt vì biết xem là không tốt, hễ cháu xuống là tất cả mọi người tắt TV luôn dù đang xem chương trình mình thích.

2. Hãy nói chuyện với con thật nhiều.

Coi con như là người đã biết nói, đã hiểu chuyện rồi dù con mới 3-4m tuổi và hỏi chuyện con hàng ngày, tự hỏi con rồi tự trả lời.

Ví dụ: “Con ti no chưa, con ti no rồi à, uhm con ti thật no để chóng lớn để mẹ con mình đi chơi nha. Con có thích đi chơi không? Con có à. Mẹ cũng thích lắm“. Mình thường xuyên hỏi chuyện con như thế từ 2,3m, khi con thức chơi là mẹ lại nói chuyện với con, hỏi chuyện con. Đừng đợi tới khi con lớn mới hỏi.

3. Gán mác và nhập tâm cho con.

Khái niệm này ai học Cửa Sổ Vàng chuyên sâu sẽ được dạy kỹ và dễ hiểu hơn. Ngay từ khi 3,4m mình luôn nói với con là “con là em bé hay nói hay cười, mạnh dạn nói chuyện với mọi người, ai cũng yêu quý con đấy, ai cũng thích nói chuyện với con“. Mình luôn có mong muốn và một niềm tin vững chắc là con sẽ hay nói hay cười mạnh dạn hoạt bát nên đi đâu hay nói chuyện với ai mình cũng kể con mình như thế.

Còn nếu trước mặt con nói con là “em bé hay nói nói giỏi“, nhưng lại lên Facebook than vãn là “ui con em mãi chẳng nói đc từ gì em buồn quá“. Vậy là thâm tâm mẹ vô tình nhập tâm con “là người chẳng nói đc từ gì” rồi. Và em bé cảm nhận đc hết điều đó nha. Hãy luôn tin tưởng con và gán mác những điều tốt đẹp dành cho con.

4. Khen con và luôn luôn đáp lại lời con khi con nói.

Có những em bé 5,6m đã gọi “bà” rồi nhưng sau đó tắt ngấm chẳng nói nữa. Chìa khoá là ở cách khen con và đáp lại lời con. Vậy khen sao cho đúng? Đáp lời con sao cho đúng? Đầu tiên là hãy luôn đáp lại lời con nói chứ đừng mải lướt điện thoại rồi ngó lơ con.

Ví dụ: Khi con nói “bà“. Dù con nói đúng hay nói ngọng mẹ cũng liền đáp lại “đúng rồi bà, con gọi bà ơi nào“. Kể cả khi con mới 2,3m chưa nói rõ mà chỉ ê a thôi cũng đáp lại con là “uh thế á? Uhm” như thể đang nói chuyện với con vậy. Con “ê a” 1 câu là mình lại đáp lại “uh” 1 câu, con “ê a” 2 câu mình lại đáp lại “uh” 2 câu. Không bao giờ mình không đáp lại lời con hay ngó lơ con. Nếu lơ con không đáp lại, con sẽ không còn hứng thú nói nữa.

Còn về vấn đề khen con. Khi con nói được từ gì mới là mình thường hét lên “giỏi quaaa” có vẻ rất thán phục con và rất tự hào về con. Không chỉ hét lên đâu, mà mẹ còn nhảy cẫng lên rồi vỗ tay liên tục tỏ vẻ khoái chí lắm khi con đã nói được. Và các mẹ có biết không, khi con nhìn thấy mẹ vui tới mức đó con lại càng nói từ đó nhiều lần nữa với vẻ rất hãnh diện về mình. Hãy tỏ vẻ vô cùng thích thú và vui sướng khi con nói đc nha. Mình thường nói với con là “con nói giỏi quá, mẹ khâm phục con luôn đó, mẹ tự hào về con lắm“. Khi nghe mẹ nói thế, con đang ti cũng dừng lại rồi quay ra nói những từ con biết “bà, lợn,..” như thể là để khoe với mẹ con làm đc đó, nói xong con lại ti tiếp.

5. Đọc sách cho con.

Tất nhiên rồi sao có thể thiếu việc đọc sách cho con, sách giúp kích thích não phải, còn có vốn từ vựng phong phú nữa. Chăm đọc sách cho con nghe cũng giúp con nhanh nói. Trên thị trường có rất nhiều đầu sách ehon dành cho các bé từ 3m tuổi, các mẹ có thể mua sách song ngữ cho con, vừa dạy con nói vừa dạy con tiếng Anh cũng rất tốt. Nếu các mẹ chưa biết mua sách ehon hay song ngữ cho con ở đâu có thể tham khảo tại Cửa hàng SÁCH EHOMEBOOK trên shopee nha. Mình hay mua sách ở đây, cửa hàng sách chính hãng.

6. Nói chuyện với con trước khi đi ngủ.

Tối nào mẹ cũng nói chuyện với con trc khi đi ngủ, mẹ duy trì thói quen đó từ khi con 3m, đó là một thói quen rất tốt. Khi thì hỏi con hôm nay đi chơi có vui không? Khi thì kể chuyện khi thì đọc thơ. Mẹ hay đọc bài thơ “Nàng tiên ốc” cho con nghe vào mỗi tối trc khi đi ngủ từ lúc con 4m, và tới 12m là con nhớ như in bài thơ đó trong đầu. Một điều lưu ý các mẹ nhớ là hãy tắt hết điện khi ngủ nha. Để con được tập trung dùng đôi tai lắng nghe mẹ nói, như vậy sẽ giúp con nhanh biết nói hơn.

 

7. Khai mở các giác quan cho con đặc biệt là thính giác.

Cái này Dr Cương có giảng kỹ trong Cửa Sổ Vàng chuyên sâu ạ., mẹ đã học Cửa Sổ Vàng rồi thì học kỹ lại phần này, mẹ chưa học thì có thể tìm hiểu khóa học Cửa Sổ Vàng để học nhé. Mình không nói sâu hơn phần này vì đây là kiến thức có bản quyền. Mẹ tham khảo thông tin khóa học Cửa Sổ Vàng ở đây nhé: MẸ VÂN ĐÂY

8. Học tráo thẻ nhập tâm CSV hoặc thẻ chữ để tăng vốn từ vựng.

Thẻ chữ mẹ có thể mua ở bất cứ siêu thị sách nào đều có nhé mẹ.

9. Hãy khuyến khích con gặp gỡ nói chuyện với những người xung quanh,

Những người xung quanh như hàng xóm, người qua đường hoặc bất cứ ai không phải người thân trong nhà để con mạnh dạn tự tin giao tiếp kết bạn, biết thêm nhiều vốn từ nữa. Vì vốn từ và cách nói chuyện của mỗi người là khác nhau.

 

10. Nếu có thể thì hãy học thêm Bibo English của Cửa Sổ Vàng.

Bé Hải Đăng nhà mình học Bibo English từ khi 4m thì 5m12d con gọi đc “bà ơi“. Bibo English tác động rất hiệu quả vào vùng não ngôn ngữ của con. Và bây giờ khi con 4 tuổi con đã nói tiếng Anh hàng ngày thành thói quen rồi. Mẹ tìm hiểu thông tin khóa Bibo English tại đây nhé : MẸ VÂN ĐÂY

 

Hi vọng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích đc cho các cha mẹ. Điều mình muốn nói là đừng đợi đến khi con không nói mới vội vàng tìm cách chạy chữa, hãy khuyến khích và dạy con nói ngay từ khi lọt lòng mẹ nhé. Để nói đc cần cả một quá trình tích luỹ rất dài, mình không đợi đến khi con lớn rồi mới dạy, mình dạy con từ khi con 2,3m. Nuôi con kỳ công không kỳ vọng, cha mẹ hãy làm tốt phần việc của mình, việc còn lại hãy để con lo. Nếu các mẹ thấy bài viết có ích thì hãy chia sẻ cho những cha mẹ khác nữa nhé.

Có thể bạn cần biết: https://mevanday.com/top-10-sach-ehon-song-ngu-hay-nhat-giup-con-gioi-tieng-anh/

MẸ VÂN ĐÂY